Quy Trình Sản Xuất Tương Bần Truyền Thống, Chuẩn Vị Hưng Yên

Quy trình sản xuất tương bần

Quy trình sản xuất tương bần sẽ giúp bạn thấy rõ được quá trình gian nan, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng để tạo ra hương vị tương đặc trưng của miền Bắc Bộ. 

Tương bần là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nó được dùng như một loại gia vị chính trong nhiều món ăn, tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon mà không thể thay thế. Tương bần có thể dùng để chấm rau, thịt, cá, hoặc chế biến thành các món ăn như cá kho tương, thịt kho tương, và nhiều món ăn truyền thống khác. Nào hãy cùng Hướng Dương đi vào tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất tương bần nhé!

1. Quy trình sản xuất tương bần

Tương bần là một món ăn truyền thống của Việt Nam, nổi tiếng với hương vị đặc trưng, thơm ngon và màu sắc vàng óng. Để có được một chum tương bần hoàn hảo, quy trình sản xuất tương bần đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian ủ tương kéo dài. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm tương bần.

Những Nguyên Liệu cần có:

Những nguyên liệu cần có để sản xuất tương bần
Những nguyên liệu cần có để sản xuất tương bần
  • Đậu tương
  • Gạo nếp
  • Muối
  • Nước
  • Dụng cụ: Chum ủ, mẹt, rổ tre, màn vải, màn ni lông, đũa, máy xay

Quy Trình Sản Xuất Tương Bần

  1. Làm Mốc Tương
  • Ngâm gạo nếp: Vo gạo nếp thật sạch và ngâm trong nước khoảng 4 tiếng cho đến khi hạt nếp nở đều, rồi vớt ra rổ để ráo nước.
  • Đồ xôi: Sau khi ngâm, đem gạo nếp đi đồ xôi cho chín.
  • Ủ mốc: Rải đều xôi đã chín ra mẹc để nguội hoàn toàn, sau đó cho xôi vào rổ tre và phủ màn vải lên để ủ mốc. Ủ trong 3 ngày, kiểm tra và vò mốc cho đều, tiếp tục ủ thêm 4 ngày nữa. Quá trình ủ mốc cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng.
Quy trình sản xuất tương bần trải qua nhiều giai đoạn
Quy trình sản xuất tương bần trải qua nhiều giai đoạn
  1. Ngâm, Rang và Xay Đậu Tương
  • Ngâm đậu tương: Vo sạch đậu tương, loại bỏ hạt sâu và bụi bẩn, sau đó để ráo.
  • Rang đậu tương: Rang đậu tương cho đến khi chín đều, không còn mùi sượng. Chia đậu ra nhiều lần để rang đều.
  • Xay đậu tương: Sau khi rang xong, xay đậu tương cho vừa nát (không xay nhuyễn).
  1. Ngả Tương
  • Chuẩn bị chum: Rửa sạch chum bằng nước nóng và lau khô.
  • Ngâm đậu tương: Cho đậu tương đã xay và 4 lít nước sôi để nguội vào chum. Khuấy đều.
  • Phơi nắng: Phủ màn vải lên chum và buộc lại, mang ra phơi nắng khoảng 10 ngày. Khuấy đậu tương mỗi buổi sáng.
  • Thêm muối và mốc tương: Sau 10 ngày, thêm 1kg muối và mốc tương vào chum. Khuấy đều mỗi buổi sáng trong 3-5 ngày để tương và mốc hòa quyện. Lưu ý là chum phải được đậy kín để tránh sinh vật chui vào.
  • Ủ tương: Dùng màn vải buộc kín chum, phủ thêm lớp màn ni lông. Quy trình sản xuất tương bần sẽ xong khi tương chuyển màu, ngả tương trong vòng 3 tháng.

Thành phẩm tương bần

Sau 3 tháng, tương bần có thể sử dụng được và kết thúc quy trình sản xuất tương bần. Nếu bảo quản đúng cách cùng với quy trình sản xuất tương bần chuẩn thì chất lượng tương có thể kéo dài đến 2 – 3 năm. Tương bần phải có màu sắc sóng sánh, vàng óng và không bị đóng màng trong thời gian ngả tương.

2. Khám phá lịch sử, nguồn gốc của tương bần

Tương Bần hay còn gọi là Tương làng Bần, là loại tương nổi tiếng được sản xuất tại Thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những loại tương ngon nhất của đất nước Việt Nam, đặc trưng cho ẩm thực vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Tương bần là đặc sản của Hưng Yên
Tương bần là đặc sản của Hưng Yên

Nghề làm tương bần đã có từ khoảng thế kỷ 19 và được lưu truyền đến ngày nay. Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, các gia đình đều làm vài hũ tương bần để dùng quanh năm vì đây là thời điểm thu hoạch đậu tương có chất lượng tốt. Tương bần mang hương vị mộc mạc, đặc trưng của làng quê Việt Nam, và là một phần không thể thiếu trong nhiều bữa ăn gia đình.

Ngày nay, ít gia đình còn giữ truyền thống làm tương tại nhà, thay vào đó, quy trình sản xuất tương bần đã được hiện đại hóa. Qua đó giúp giảm bớt công sức và nâng cao sản lượng. Công nghệ hiện đại cho phép sản xuất tương bần với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng đồng nhất. Qua đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

3. Các món ăn cùng tương bần

Nếu bạn biết cách phối hợp thì sẽ cảm nhận được hương vị của tương, điển hình là các món ăn dưới đây. 

Tương bần có thể dùng làm nước chấm hay làm gia vị nấu ăn 
Tương bần có thể dùng làm nước chấm hay làm gia vị nấu ăn
  • Tương ăn với bánh cuốn, bún, bánh da chần
  • Dùng tương bần để nấu món canh dưa chua
  • Rau muống nấu canh tương gừng rất thích hợp để ăn vào mùa đông. 
  • Lạc dầm tương tuy đơn giản mà ngon miệng
  • Củ sen xào tương rất bổ dưỡng, tốt cho người yếu phổi và cần tẩm bổ.
  • Nấm xào tương bần rất thích hợp cho những ai đã ăn quá nhiều thịt
  • Mướp đắng kho tương với hương vị khá độc đáo
  • Đậu phụ hấp tương gừng là món ăn chay rất ngon miệng, không nhàm chán cho những ai mới chuyển từ ăn mặn qua ăn chay. 

Lời kết

Tương Bần không chỉ là một loại gia vị đơn thuần, mà còn là một phần của di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc sản xuất và tiêu thụ tương bần không chỉ giữ gìn được nét đẹp truyền thống mà còn đáp ứng nhu cầu hiện đại, giúp đưa hương vị Việt Nam đến với nhiều người hơn, cả trong và ngoài nước. Nếu cần tư vấn hay trải nghiệm thực tế quy trình sản xuất tương bần thì bạn có thể gọi vào số Hotline: 0978.899.126. Hoặc đến trực tiếp công ty Thực phẩm Hướng Dương tại 56 Kha Vạn Cân, Khu Phố 3, Phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.